I. Yêu
cầu bề mặt trước khi bàn giao cho công tác chống thấm
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật:
ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
- Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu
thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.
- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay
hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất.
II. Quy trình thi công chống thấm
1. Chống
thấm bằng màng khò nóng
Bước 1:
Quét lớp tạo dính.
Dùng lu sơn hoạc chổi cọ để quét để thi công
quét lớp tạo dính lên bể mặt chuẩn bị khò chống thấm
Sau khi lớp tạo dính khô tiến hành khò dán màng
chống thấm.
Bước 2:
Khò dán màng chống thấm
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán dể bảo
đảm bề mặt dán phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải
ra để chuẩn bị khò dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các vị trí gấp
mép và các điểm nối.
- Dán chồng mép của lớp chống thấm trước lên mép
chống thấm sau khoảng 50mm. Dùng đèn khò mini khò chặt các mép dán chồng.
- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm
thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu dính.
Bước 3:
Những điểm cần chú ý
- Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo
dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu
như: góc tường, khe co giãn, cổ ống
III.
Lưu ý chung
Với biện pháp thi công này chúng tôi sẽ bảo hành
công trình 24 tháng kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu công trình
Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng
cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.
- Các trường hợp không được bảo hành:
+ Công trình bị nứt do kết cấu không tốt
+ Các tác động ngoại lực bên ngoài ảnh hưởng đến
lớp màng chống thấm như: Sửa chữa, đục khoét....
+ Các trường hợp thiên tai bất khả kháng như:
Thiên tai, bão lũ, động đất…..
Xin
chân thành cảm ơn !